Đôi Nét Về Thầy Thích Nguyên Định

ĐẠI ĐỨC THÍCH NGUYÊN ĐỊNH

“Thường tự kiến kỷ quá, dữ đạo tức tương đương” (thường tự thấy lỗi mình, cùng bình đẳng với Đạo)

Đôi Nét Về Thầy Thích Nguyên Định

Đại Đức Thích Nguyên Định, pháp tự Đức Minh, thế danh Đinh Văn Bảo, sinh ngày 24 tháng 09 năm 1985 (năm thật 1984 – Giáp Tý) tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Thân phụ: cụ ông Đinh Thạnh; Pháp danh: Nguyên Lộc

Thân mẫu: cụ bà Châu Thị Kế; Pháp danh Nguyên Thừa

Thầy sinh trưởng trong gia đình nhiều đời thâm tín Phật giáo.

Xuất gia ngày 08-04-1996 (Bính Tý) với Hòa thượng Đạo hiệu thượng Liêm hạ Chính. Trụ trì chùa Vĩnh An; số 6, đường chùa Vĩnh An, khu phố 1, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Thọ Sa-di giới ngày 02 đến 05 tháng 01 năm 2002 (Nhâm Ngọ) tại Giới đàn Huệ Thành II, chùa Thanh Long, Số 199/23, đường Hưng Đạo Vương, khu phố 2, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cũng tại Giới đàn nầy, thầy nhận Thủ khoa Sa-di trên 600 giới tử Sa-di.

Thọ Tỳ-kheo giới ngày 10 đến 12 tháng 12 năm 2006 (Bính Tuất) tại Giới đàn Huệ Thành II, Tổ Đình Long Thiền, khu phố 1, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Năm 2005-2009: thầy nhập học tại trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai, xã Long Phước, huyện Long Thành. Năm 2009 (Kỷ Sửu) thầy tốt nghiệp Trung cấp Phật học, hạng hai toàn trường (cơ sở Tăng).

Năm 2009-2013: thầy phát nguyện trở về bổn tự phụng sự Tam bảo.

Năm 2013-2017: thầy tiếp tục sự học tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP.HCM, số 750 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Năm 2017 (Đinh Dậu), thầy tốt nghiệp chương trình Cử nhân Phật học (B.A) với hạng ưu.

Năm 2017-2019: thầy du học tại Ấn-độ, Gautam Buddha University (GBU), Greater Noida, Gautam Buddha NagarUttar PradeshIndia – 201312. Năm 2019 (Kỷ Hợi), thầy bảo vệ Luận văn với đề tài: “Gelugpa sect of Tibetan Buddhism: A study of its art and culture”, và chính thức nhận bằng Thạc sĩ Phật học (M.A) với hạng ưu.

Năm 2019 đến nay: thầy tham gia giảng dạy Phật pháp tại các trường Phật học; các đạo tràng niệm Phật, đạo tràng Bát quan trai… trong và ngoài tỉnh.

Pháp môn & Tôn chỉ

– Thực tập Bát chánh đạo, nhận diện khổ và con đường vượt thoát khổ.

– Hành trì Thiền – Tịnh song tu; Sám hối tam nghiệp (thân, khẩu và ý). Ngoài ra, thầy còn kêu gọi người tu học Phật hãy quay trở về nương tựa vào Tự tánh của mình; không nên tùy thuận quá nhiều về hình thức, trong khi đó quên đi bản nguyện lúc ban sơ. Hơn nữa, trong các buổi pháp thoại giảng dạy Phật pháp nơi các đạo tràng, thầy luôn khuyên nhắc người đệ tử Phật hãy dấn thân phụng sự đạo pháp, đem chánh pháp của đức Phật Tổ Như Lai phổ biến khắp cõi nhân gian nầy, đây là cách đền đáp tứ trọng thâm ơn; và cũng là pháp tu cận trụ Niết-bàn giới.

Hoạt động Hoằng pháp & Giáo dục

– Ủy viên Ban trị sự GHPGVN huyện Vĩnh Cửu, nhiệm kỳ VII (2012-2017).

– Ủy viên Ban trị sự GHPGVN huyện Vĩnh Cửu, nhiệm kỳ VIII (2017-2022).

– Ủy viên Ban trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai; Ủy viên thường trực kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Vĩnh Cửu, nhiệm kỳ IX (2022-2027).

– Giáo thọ sư trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai.

Tác phẩm

* Sách

* Dịch

– Những lời Giáo huấn của đại sư Atisha

– Đóng góp của đại sư Nhất Hạnh trong lĩnh vực thiên văn học và toán học

– Cuộc đời và sự nghiệp của đại Sư Nhất Hạnh

– Những Đổi Mới Về Thiên Văn Học Của Đại Sư Nhất Hạnh

– Thực Hư Về Đại Sư Nhất Hạnh: Một Nhà Thiên Văn Học Bị Hiểu Lầm

* Nghiên cứu

Vài nhận định về Hoằng pháp trong thời hiện đại

Ý nghĩa tên gọi của “ngôi chùa” dưới góc độ lịch sử

– Tổng quan lịch sử truyền thừa Duy thức tông

– Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của các pháp Yết ma

– Tìm hiều về Tam luận tông

– Tìm hiểu về Duy thức tông

– Tìm hiểu lý tưởng tu học của người xuất gia qua kinh Các pháp

– Tiếp cận lịch sử nghệ thuật “bánh xe cầu nguyện” trong Phật giáo Tây Tạng

– Vài nhận định về Phật giáo Tây Tạng

– Ý nghĩa Bát bảo cát tường trong Phật giáo Tây Tạng

– Ngũ phương Phật Trong Phật Giáo Tây Tạng

– Ý nghĩa Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn

– Âm nhạc trong Phật giáo Tây Tạng

– Giới thiệu về Mật tông

Trích dẫn nổi tiếng: “Thường tự kiến kỷ quá, dữ đạo tức tương đương” (常自見己過, 與道即相當; thường tự thấy lỗi mình, cùng bình đẳng với Đạo).

Thích Nguyên Định