Tôn tượng Phật Di Lặc cao 23 mét, được dát vàng tại Tu viện Likir huyện Leh
563-483 Tr.TL Cuộc đời của đức Phật Thích-ca Mâu-ni
272-236 Tr.TL Triều đại Aśoka
100 Tr.TL Sự khởi đầu của Phật giáo Đại thừa ở Ấn-độ
Tk I S.TL Phật giáo truyền vào Trung Á và Trung Quốc
150-250 S.TL Cuộc đời của Bồ-tát Long Thọ (Nāgārjuna)
233 S.TL Kinh điển Phật giáo và xá lợi được cảm hoá bởi Lha Thothori Nyantsen
Tk IV S.TL Cuộc đời của ngài Vô Trước (Asaṅga) và Thế Thân (Vasubandhu)
350-650 S.TL Vương triều Gupta ở Ấn Độ; Phật giáo hưng thịnh về triết học và nghệ thuật
Tk V S.TL Thành lập Đại học Tu viện Nālandā
Tk VI S.TL Tây Tạng xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc ở Trung Á
530-600 S.TL Cuộc đời của ngài Pháp Xứng (Dharmakirti); sự hưng thịnh của triết học nhận thức luận
618-650 S.TL Cuộc đời của Songtsen Gampo, Tạng vương đầu tiên của hộ pháp vương Phật giáo
618-906 S.TL Triều đại nhà Đường; đỉnh cao của Phật giáo ở Trung Quốc
629-645 S.TL Ngài Huyền Trang hành hương đến Ấn-độ
632 S.TL Thon-mi Sambhota du hành đến Ấn-độ để điều nghiên và sáng chế ra chữ viết Tây Tạng
635 S.TL Tây Tạng giành quyền kiểm soát các khu vực rộng lớn của Trung Quốc
640 S.TL Công chúa Văn Thành của Trung Quốc đến Tây Tạng
647 S.TL Thành lập Tu viện Jokhang ở Lhasa
650-950 S.TL Vương triều Pala ở Ấn Độ; bảo trợ các đại trung tâm Phật giáo
700 S.TL Triều đại của Hoàng đế Düsong (băng hà năm 704 S.TL); xây dựng những ngôi chùa Phật giáo đầu tiên
720-1200 S.TL Phật giáo Mật tông ra đời và phát triển ở Ấn-độ
740-795 S.TL Cuộc đời của Đại sư Liên Hoa Giới (Kamalaśīla)
755-797 S.TL Cuộc đời của vua Trisong Detsen; Tạng vương thứ hai của hộ pháp vương Phật giáo
760 S.TL Ngài Tịch Hộ (Śāntarakṣita) và Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) du hành đến Tây Tạng; sự bắt đầu của sơ khởi
truyền bá Phật giáo
763 S.TL Quân đội Tây Tạng chinh phục kinh đô Trường An của Trung Quốc
775 S.TL Thành lập Samye ở Lhasa, tu viện đầu tiên ở Tây Tạng
792 S.TL Tranh luận Samye, dưới sự bảo trợ của vua Trisong Detsen
799-815 S.TL Triều đại Sénalek
815-836 S.TL Triều đại Ralpacan; tạng vương thứ ba của hộ pháp vương Phật giáo
837-842 S.TL Triều đại Langdarma; chấm dứt truyền bá Phật giáo sơ kỳ. Chống phá Phật giáo Tây Tạng.
Một thời kỳ xung đột và suy tàn của các tổ chức Phật giáo
950 S.TL Bắt đầu phục hưng các tu viện Phật giáo ở miền trung Tây Tạng
Cuối Tk X Người Tây Tạng đến Ấn-độ để nghiên cứu Phật giáo
958-1055 Cuộc đời của dịch giả vĩ đại Rinchen Sanpo
978 S.TL Rinchen Sangpo trở về từ Ấn Độ; bắt đầu truyền bá Phật giáo lần thứ hai
999-1026 Mahmud Ghori tấn công miền bắc Ấn-độ, cướp phá các tu viện Phật giáo
1004-1064 Cuộc đời của Dromtönpa Gyelwé Jungné; thành lập tông phái Kadampa
1012-1096 Cuộc đời của Marpa; sự khởi đầu của tông phái Kagyupa
1016-1100 Cuộc đời của Yogin Nāropā
1040-1123 Cuộc đời của Milarépa
1042 Đại sư Atisa đến Tây Tạng
1073 Đạo sư Khön Könchok Gyalpo thành lập tông phái Sakyapa
1079-1153 Cuộc đời của Gampopa Sönam Rinchen; thành lập tu viện Kagyupa
1092-1158 Cuộc đời của Künga Nyingpo; hệ thống hóa giáo lý Sakyapa
1158 Đạo sư Pakmodrupa Dorje Gyelpo thành lập tu viện Densatil – tông phái Kagyupa
1200 Sự hủy diệt Đại học Nālandā bởi Mahmud Ghori
1244 Sakya Paṇḍita du hành đến Mông Cổ; bắt đầu cải cách của người Mông Cổ
1292–1361 Cuộc đời của Dölpopa Shérap Gyeltsen, người khởi xướng học thuyết Rangtong (vô tự tánh)
và shentong (tánh không)
1357-1419 Cuộc đời Đại sư Tông-khách-ba; thành lập tông phái Gelugpa
1407 Đại sư Tông-khách-ba khước từ chuyến thăm Trung Quốc theo yêu cầu của vua Minh Thành Tổ
1409 Thành lập Tu viện Ganden gần Lhasa; Đại sư Tông-khách-ba khai mạc đại lễ Mönlam Chenmo đầu tiên
1416 Đạo sư Jamyang Chöjé Tashi Palden thành lập Tu viện Drepung ở Lhasa
1419 Đạo sư Shākya Yeshe thành lập Tu viện Sera ở Lhasa
1447 Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ I – Gedun Drupa thành lập Tu viện Tashi Lhünpo
1543-1588 Cuộc đời của Sönam Gyatso, đức Đạt-lai Lạt-ma thứ III; bắt đầu dòng truyền thừa Đạt-lai Lạt-ma
1565 Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ II – Gendun Gyatso thành lập Tu viện Namgyal ở Lhasa
1589-1617 Cuộc đời của Yönden Gyatso, đức Đạt-lai Lạt-ma thứ IV
1617-1682 Cuộc đời của Đạt-lai Lạt-ma thứ V – Ngawang Losang Gyatso; bắt đầu lãnh đạo Tây Tạng
1644-1912 Triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc; sự bảo trợ của Phật giáo Tây Tạng
1697 Tsanyang Gyatso đăng quang ngôi vị Đạt-lai Lạt-ma thứ VI
1706 Thủ lĩnh Mông Cổ Hlasang tuyên bố đức Đạt-lai Lạt-ma thứ VI là “hoá thân giả”
1709 Đạo sư Jamyang Shepa Ngawang Tsöndrü thành lập Tu viện Labrang Tashikyil
1720 Kelzang Gyatso lên ngôi Đạt-lai Lạt-ma thứ VII
1749 Kinh điển Phật giáo Mông Cổ được hoàn thành
1792 Quân đội Gurkha xâm lược Tây Tạng
1876-1933 Cuộc đời của Thubten Gyatso, Đạt-lai Lạt-ma thứ XIII
1912 Kashag tuyên bố Tây Tạng độc lập
1935 Sự ra đời của Tenzin Gyatso, đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV
1940 Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV đăng quang tại cung điện Potala
1959 Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV nhận Lharampa Géshé (tiến sĩ triết học Phật giáo)
1987 Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV đề xuất năm quan điểm về kế hoạch hòa bình
1989 Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV được nhận giải Nobel Hòa bình cao quý
1995 Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV công nhận Gedhun Choekyi Nyima sáu tuổi là Ban-thiền Lạt-ma thứ XI
2005 Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV nhận Giải thưởng của Hội Phật giáo tại Vương quốc Anh
2006 Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV nhận giải White Lotus của cộng hoà Kalmykia.
Ngài trở thành một trong sáu người duy nhất từng được cấp Quốc tịch Danh dự của Canada
2007 Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV nhận huy chương vàng của Quốc hội và Tổng thống Hoa Kỳ trao tặng
2012 Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIV nhận giải thưởng Templeton