BÀI 5: Những Giới Điều Tiêu Biểu
I. Chánh kinh
a. Chữ hán
持淨戒者,不得販賣貿易, 安置田宅, 畜養人民奴婢畜生,一切種植及諸財寶,皆當遠離如避火坑。不得斬伐草木, 墾土掘地,合和湯藥, 占相吉凶, 仰觀星宿, 推步盈虛, 曆數算計,皆所不應。節身時食, 清淨自活,不得參預世事, 通致使命,咒術仙藥、結好貴人, 親厚媟嫚,皆不應作。當自端心正念求度,不得苞藏瑕疵, 顯異惑眾。於四供養知量知足,趣得供事, 不應蓄積。
b. Phiên âm
Trì tịnh giới giả, bất đắc phản mại mậu dịch, an trí điền trạch, súc dưỡng nhân dân, nô tỳ, súc sanh. Nhất thiết chủng thực cập chư tài bảo, giai đương viễn ly, như tỵ hỏa khanh. Bất đắc trảm phạt thảo mộc, khẩn thổ, quật địa, hiệp hòa thang dược, chiêm tướng kiết hung, ngưỡng quan tinh tú, suy bộ doanh hư, lịch số, toán kế, giai sở bất ưng. Tiết thân thời thực, thanh tịnh tự hoạt. Bất đắc tham dự thế sự, thông trí sứ mạng. Chú thuật tiên dược, kết hảo quý nhân, thân hậu tiết mạn, giai bất ưng tác. Đương tự đoan tâm chánh niệm cầu độ. Bất đắc bao tàng hà tỳ, hiển dị hoặc chúng. Ư tứ cúng dường, tri lượng tri túc. Thú đắc cúng sự, bất ưng súc tích.
c. Dịch nghĩa
Giữ tịnh giới thì các thầy không được buôn, bán, đổi chác, sắm sửa đất nhà, nuôi người, tôi tớ và súc vật, lo việc gieo trồng, kinh doanh tài bảo. Tất cả việc này, hãy tránh như tránh hố lửa. Kể cả việc chặt phá cỏ cây và đào cuốc đất đai. Những việc chế thuốc thang, coi bói tướng, coi thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số, đều không thích hợp với các thầy. Các thầy hãy tiết chế cơ thể, ăn đúng thì giờ, sống bằng cách sống trong sạch, không được tham dự thế sự, lãnh sứ mạng liên lạc. Chú thuật, thuốc tiên, giao hảo quyền quí, và thân thiết với họ, rồi hèn hạ, ngạo mạn, tất cả đều không được làm. Phải tự đoan tâm, chánh niệm cầu độ. Không được che dấu lầm lỗi, tỏ ra kỳ dị để mê hoặc quần chúng. Ðối với bốn sự hiến cúng thì phải biết tự lượng và biết vừa đủ. Hễ được hiến cúng thì không nên tích trữ.
d. Anh ngữ
If you would maintain in purity the precepts, you should not give yourselves over to buying, selling or barter. You should not covet fields or buildings, nor accumulate servants, attendants or animals. You should flee from all sorts of property and wealth as you would avoid a fire or a pit. You should not cut down grass or trees, neither break new soil nor plough the earth. Nor may you compound medicines, practise divination or sorcery according to the position of the stars, cast horoscopes by the waxing and waning of the moon, nor reckon days of good fortune. All these are things which are improper (for a Bhikkhu).
“Conduct yourselves in purity, eating only at the proper times and living your lives in purity and solitude. You should not concern yourselves with worldly affairs, nor yet circulate rumours. You should not mumble incantations, mix magic potions, nor bind yourselves in friendship to powerful persons, showing to them and the rich (special) friendliness while treating with contempt those lacking (in worldly wealth, power and so forth). All such things are not to be done!
“You should seek, with a steadfast mind, and with Right Mindfulness (sammā sati), for Enlightenment. Neither conceal your faults (within), nor work wonders (without), thereby leading (yourself and) other people astray. As to the four offerings, be content with them, knowing what is sufficient. Receive them when offered but do not hoard them.
II. Đại ý
Đức Phật dạy các thầy Tỳ-kheo, phải siêng năng tu trì tịnh giới, nghĩa là phải thực hành nghiêm túc chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, đó là chánh giới, một khi có được chánh giới sẽ làm thềm thang bước lên chánh giải thoát. Đã là Tỳ-kheo thì phải sống chánh niệm trong mỗi cử chỉ oai nghi (đi, đứng, nằm và ngồi); tiết độ trong việc sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ; phải tự thúc liễm thân tâm cho thanh tịnh, đừng để tham sân si dấy khởi mất đi tư cách của người xuất gia; nên tu trì tĩnh thức tâm luôn ngay thẳng chánh trực, phát khởi tâm lành cứu ngã độ tha; luôn hoan hỷ trong các pháp cúng dường không hơn không quá; không che dấu lỗi lầm nếu có, việc làm đúng thì hoan hỷ, hành động sai thì nhận chịu sám hối sửa lỗi và sống đời chân thật thanh cao.
III. Lược giải
1. Thế nào gọi là tịnh giới?
Ở phần này, đức Phật cân nhắc – cảnh tỉnh đệ tử xuất gia không được ngụy biện; không được nói là “viễn ly thanh tịnh giới” (nghĩa là rời xa tịnh giới), một khi chúng ta rời xa tịnh giới thì đồng nghĩa của việc phạm giới, vì chúng ta là phàm tăng chứ không phải là thánh tăng, mà cái gì phàm thì phải phạm, không phạm ít thì phạm nhiều. Vì vậy nói, giữ tịnh giới: tu thì phải giữ giới cho được thanh tịnh, đó là sự thật, bằng sự tự nguyện, tự giác, không ai bắt buộc ai.
Nguyện vọng chung của người xuất gia là khi xây chùa thì phải làm cho thật lớn. Bởi vì sao? Vì cho rằng, tu theo pháp Đại thừa thì cái gì cũng phải Đại thừa. Có một câu chuyện kể: Có vị thầy bịnh rất nặng từ nhỏ. Đi hết thầy thuốc này cho đến thầy thuốc khác để cầm cự mà sống. Đến lúc thế lạp (tuổi đời) đã hơn thất thập rồi mà vẫn cố gắng xây chùa cho thật to, thật lớn; rồi một hôm có 1 người hỏi vị thầy đó. Thưa thầy, nguyện vọng của thầy là gì? Thầy ấy trả lời: “Tôi muốn xây xong chùa, dự trù trị giá khoảng 10 tỷ Việt Nam đồng, sẽ được hoàn tất trong thời gian năm năm. Sau khi hoàn thành xong Tam bảo thì tôi sẽ xây một cái cốc nhỏ, giao chùa lại cho chúng đệ tử, về cốc niệm Phật để vãng sanh.” Xin thưa! Với thân bịnh của thầy như thế, thầy tin chắc là sẽ sống được thêm năm năm nữa hay không? Nếu như đại sự của thầy là vãng sanh thì xây xong chùa có chắc chắn là giúp thầy được vãng sanh hay không? (vì trong tất cả kinh sách về Tịnh Độ, chưa thấy chỗ nào nói là xây chùa sẽ được vãng sanh cả?) Vả lại, chúng đệ tử của thầy có đủ sức để giữ được ngôi Tam bảo đó hay không? Và nói 1 cách cụ thể là thầy đã truyền cho chúng đệ tử của thầy pháp gì để họ giữ được chùa?
Cho nên, đức Phật dạy các thầy Tỳ-kheo, những người xuất gia, để xứng đáng đúng nghĩa với danh từ tịnh giới, thì người đệ tử Phật không vi phạm vào các điều lệ sau đây:
1. Không được buôn bán với mọi hình thức trao đổi bằng tiền, bằng vàng, bằng dolar. (不得販賣; you should not give yourselves over to buying).
2. Không được mua sắm (nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, xe cộ, mang tính chất là kinh doanh). (不得貿易; you should not selling or barter).
3. Không được mua nhà đất, ruộng vườn, nhà cửa, am thất, bất động sản. (不得安置田宅; you should not covet fields or buildings).
=> Như vậy, trong 3 điều (điều 1, 2 và 3) như đã giải thích ở trên, tương đương với lời Phật dạy trong Giới bổn Tỳ-kheo. 30 pháp xả đọa của Tỳ kheo giới, giới thứ 19 nói: “Nếu tỳ kheo mua bán các thứ của báu, phạm tội xả đọa.” và giới 20 nói: “Nếu tỳ kheo đổi chác các vật, phạm tội xả đọa.”
4. Không được nuôi dưỡng bảo bọc nhân dân. (不得畜養人民; you should not accumulate servants).
5. Không được nuôi chứa bảo bọc nô tỳ (người ở; đầy tớ, còn gọi là osin). (不得畜養奴婢; you should not accumulate attendants).
6. Không được chăn nuôi súc vật (trang trại heo, trâu, bò, dê, gà, vịt, ngang, ngỗng, gia súc, gia cầm, cá sấu, ba ba). (不得畜養畜生; you should not accumulate animals).
Chúng ta biết, ở Ấn Độ thời cổ đại, sự giàu có của con người được đo bằng việc sở hữu bò, ngựa, trâu, dê, cừu, lạc đà và các gia súc, gia cầm khác. Hễ nhà nào mà có nhiều loại gia súc thì được xem giàu có, phú ông; còn người xuất gia mà nuôi những con vật này dù vô tình hay cố ý, dù tạo nghiệp trực tiếp hay gián tiếp cũng điều gây tạo thêm nghiệp sát, làm giảm đức tính từ bi. Trong Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới, điều 32 – Giới tổn hại chúng sanh, có nói rất rõ: “Nếu Phật tử, không được buôn bán dao, gậy, cung, tên, những khí giới sát sanh. Không được chứa cân non, giạ thiếu, không được nương thế lực quan quyền mà lấy tài vật của người, không được ác tâm trói buộc người và phá hoại việc thành công của người. Không được nuôi mèo, chồn, heo, chó. Nếu cố làm các điều trên, Phật tử này phạm khinh cấu tội.” [1]
7. Không được trồng trọt mọi thứ. (不得一切種植; you should not crop trees).
Người xuất gia không được trồng trọt mọi thứ, bởi 1 nguyên nhân duy nhất là có thể làm tổn thương chúng sinh. Ví dụ, trồng trọt rất tốn thì giờ và sức lực, nên khó mà còn cơ hội tu tập, tụng kinh, tham thiền… Hơn nữa, lại còn phải trị những côn trùng, sâu bọ, rầy, rẹp đến ăn cây vụ, hoa kiểng; có thể tạo sự tổn thương cho chúng sinh.
Chúng ta biết, thời Phật còn tại thế, trong những năm đầu chưa có tinh xá Trúc lâm (Veluvana), tinh xá Kỳ hoàn (Jetavanarama), tinh xá Kỳ bạt (Jivakarama), và tinh xá Cù sư la (Ghositārāma) v.v…, chư tăng chỉ đi khất thực, rồi trưa về ngồi nghỉ dưới gốc cây để thọ trai, và sau đó kinh hành. Có những lúc khi vào mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 6 dương lịch và kéo dài suốt 3 tháng trường như thế, đường xá thì ngập lụt, rắn rít côn trùng sinh sôi nảy nở, bắt buộc chư tăng phải cấm túc an cư ở 1 trú xứ nào đó, thậm chí có khi chư tăng phải trú mưa ở những nơi vách đá, hang núi hay lò gạch bị bỏ hoang, vì lúc này chưa có tinh xá nào cả. Hơn nữa, đất nước Ấn-độ lúc bấy giờ, về địa lý môi trường xã hội con người có nhiều cái không cho phép, nên chư tăng phải tuân theo luật chung của xã hội bấy giờ. Còn ngày nay thì có khác, đầy đủ hơn; chùa chiền, thiền viện, tịnh xá quá khang trang. Cho nên đức Phật dạy, người xuất gia như chúng ta hạn chế việc trồng trọt, đào bới xới đất, nhằm nuôi dưỡng đức tính từ bi, đồng thời là giải bỏ những sợi dây oán kết, cưu thù chấp đối với các chúng sanh nhỏ bé, sinh vật nhuyễn động.
8. Không được chứa cất của báu (tiền, vàng bạc, đá quý, dolar, kim cương, hột xoàn). (不得蓄積財寶; you should not accumulate treasures).
Đức Phật dạy, người xuất gia không được chứa cất của báu, vì sẽ nuôi dưỡng lòng tham ngoại vật.
Trong thập giới Sa di, giới thứ 10 nói rất rõ: “Bất đắc tróc trì sanh tượng kim ngân bảo vật”. Nghĩa là: không được cầm nắm vàng bạc vật quý. “Sừ kim bất cố, thế nho thượng nhiên, thích tử xưng bần, xúc tài hề dụng”. Nghĩa là: cuốc cỏ gặp vàng mà còn không thèm ngó đến, kẻ học nho thế gian mà còn được như vậy, thế thì hàng Thích tử mà lại xưng là mình nghèo, cất giữ tài sản để làm gì ư!
9. Không được đốn chặt cây cối, thậm chí hoa, cỏ. (不得斬伐草木; you should not cut down grass or trees).
Đệ tử xuất gia của đức Phật không được đốn cây, bởi vì trên thân cây có động vật nhỏ cư ngụ. Hơn nữa, thân cây có thần hồn trú ẩn. Thần giàu có nhiều phước thì ở trong cây to; còn Thần không đủ phước báu thì ẩn trong cỏ, các loại cây nhỏ bé, linh hồn ngạ quỷ tu hành ngàn năm sẽ trở thành thần. Chặt cây thì lại phá hại chỗ ở của qủy thần, thiếu lòng từ bi.
Đức Phật dạy rằng, người có tâm tu hành phải tránh tạo nghiệp và không sát sanh. Ngày xưa, có lần một vị Tỳ-kheo nhìn thấy cây to trong chùa nhiều cành lá xum xuê, cho nên quyết định trèo lên cây đề chặt bớt nhánh, nhưng không biết thân cây đó có nhiều thần đang ẩn trú. Những thần đó có nhiểu thần lực. Cảnh giới của thần sống cũng giống như chúng ta, đều có gia đình. Cây cao to lớn lâu năm đều có thần hồn ở ẩn. Thần con đang chơi đùa trên cành cây mà vị Tỳ-kheo đã chặt. Thần con té ngã đau điếng khi cành cây bị tách ra rồi rơi xuống đất. Thần cha vô cùng tức giận. Ông ta thề rằng, sẽ dùng tất cả thần lực của mình để trừng phạt vị Tỳ-kheo này. Khi ông ta chuẩn bị làm theo ý tưởng thì chợt nhớ vị Tỳ-kheo ấy là đệ tử của đức Phật. Cho nên ông ta quyết định đến gặp đức Phật để trình bày sự việc xảy ra đáng tiếc như thế. Sự kiện này đưa đến việc thiết lập giới: “Tỳ-kheo không có quyền đốn cây, cắt cỏ.”
Chúng ta cũng biết, từ thời đức Phật còn tại thế cho đến bây giờ cũng vậy, đất nước Ấn-độ hiếm khi đốn chặt cây cối, trừ trường hợp cần thiết lắm; noi theo các việc làm vì lợi ích môi sinh của vua Asoka-Tk thứ III Tr.TL về các pháp trị của ông.
10.Không được đào xới đất đai. (不得墾土掘地; you should not break new soil nor plough the earth).
Tại sao đệ tử của Phật không được xới đất, cày cấy? Bởi vì dưới đất có côn trùng. Xới đất sẽ làm tổn hại sinh mạng của chúng. Nhiều khi chúng ta chặt đứt chúng ra làm hai mãnh, nhiều mãnh trong khi cày xới mà không biết. Làm tổn thương sinh vật đi ngược lại đạo pháp. Mình tu hành là để chấm dứt đau khổ, lý nào có thể chấm dứt đau khổ cho mình mà trong khi tự mình lại tạo ra sự đau khố cho kẻ khác. Giới không có quyền chặt đốn cây cỏ đặc biệt dành riêng cho những người đã xuất gia là ở chỗ nầy.
=> Như vậy, trong 2 điều (9 và 10) như đã trình bày ở trên, tương đương với lời Phật dạy trong Giới bổn Tỳ-kheo; trong 90 tội đọa, tức là giới Ba dật đề, giới thứ 10 nói: “Nếu tỳ kheo tự tay đào đất hay bảo người đào, phạm tội đọa.” Giới thứ 11 nói: “Nếu tỳ kheo chặt phá cây cối thì phạm tội đọa.”
11. Không được điều chế thuốc thang (thuốc thang ở đây có nhiều loại, thuốc tây y, thuốc đông y – thuốc bắc-thuốc nam). (不得合和湯藥; you should not compound medicines).
Ở đây nói, người tu hành không được điều chế hay chế biến thuốc thang. Người chế biến thuốc đương nhiên có nhiều thời gian công phu bào chế. Họ dùng công phu của mình chế thuốc để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống mưu sinh hằng ngày của họ. Nghề chế biến thuốc kiếm được rất nhiều tiền mà không cần chi ra nhiều vốn, lấy công làm lời, do đó quên đi việc tu tập hành trì công phu. Đức Phật dạy rất rõ, người tu hành thì không được dùng công phu của mình để làm lợi ích riêng cho bản thân. Một lý do tế nhị nữa đó là làm như vậy có khác nào là can thiệp vào chuyện ân oán giang hồ, hơn thua; hơn người thì bị người ta ganh ghét, đố kỵ, tìm cách sát hại, còn thua người thì sanh khởi phiền não. Vì các lý do này, nên giới luật không cho người xuất gia điều chế thuốc thang là vậy.
12. Không được xem bói tướng kiết hung (tốt, xấu). (不得占相吉凶; you should not practise divination).
13. Không được xem tinh tú, thiên văn, địa lý, đoán thời tiết, phong thuỷ, kể cả tử vi sao hạn, vận mạng con người. (不得仰觀星宿; you should not practise the position of the stars).
14. Không được xem coi – tìm tòi tướng suy thịnh. (不得推步盈虛; you should not practise the cast horoscopes).
15. Không được coi ngày giờ tuổi tác, đoán số mạng. (曆數算計; you should not reckon days of good fortune).
Các điều 12-xem bói tướng kiết hung, 13-xem tinh tú, thiên văn, địa lý, đoán thời tiết, phong thuỷ, kể cả tử vi sao hạn, vận mạng con người, 14 – xem coi – tìm tòi tướng suy thịnh và điều 15 coi là ngày giờ tuổi tác, đoán số mạng. Chúng ta biết, đối với người thế tục tại gia họ cũng có 1 ít thần thông và dùng thần thông của họ để mưu sinh. Việc làm này không phải là quá sai nhưng mà không thích hợp cho người tu hành. Người tu hành dùng thần thông của mình để tự giải thoát, chấm dứt đau khổ, và giúp đời mà không cần hồi báo, gọi là “thi ân bất cầu báo.”
Khi Kiên Cố, con trai vị trưởng giả thành Na-lan-đà, thỉnh cầu đức Phật hãy giáo sắc (tức là sắc phong, hay tấn phong, phong chức, phong uy quyền) cho các Tỳ-kheo, nếu có Bà-la-môn, Trưởng giả tử hay Cư sĩ đến, hãy hiện thần thông, hiển thị pháp thượng nhân, thì đức Phật dứt khoát từ khước nói với Kiên Cố rằng: “Ta không bao giờ dạy các Tỳ-kheo hiện thần túc (tức là thần thông), pháp thượng nhân, cho Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sỹ. Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ, (tức là sám hối).” [2]
Ngược lại nếu dùng ma thuật – huyễn hoặc mà tư lợi thì còn nuôi dưỡng lòng tham, vậy thì chừng nào mới chấm dứt, ngừng nghỉ lòng tham được đây? Do đó, chúng ta nên cân nhắc suy ngẫm những điều lệ này.
16. Không được tham dự thế sự, lãnh sứ mạng liên lạc. (不得參預世事通致使命; you should not concern yourselves with worldly affairs, nor yet circulate rumours).
17. Không được trì thần chú, phép thuật, thuốc tiên (咒術仙藥; you should not mumble incantations, mix magic potions).
Những người đã có định lực rồi trong tương lai sẽ mở được thần thông. Tiếng phạn gọi là Abhijñāna. Hán gọi là 神通. Nghĩa là: những sức mạnh/ tâm linh siêu thế. Thần thông là có thể mở thiên nhãn thấy được cõi dương và cõi âm. Họ có thể mở được thiên nhãn thấy được cõi trời hoặc mở được tuệ nhĩ nghe được tiếng từ cõi âm chẳng hạn. Chú hay thần chú, tiếng phạn gọi là Tantra, là để kiềm chế ma quý. Bên tà giáo có nhiều thuật rất là hay. Đức Phật sử dụng thần thông rất thiện xảo, nhưng ngài không chú trọng hay khuyến khích đệ tử của ngài sử dụng, nhiều lần ngoại đạo đến khiêu khích thi thố thần thông, nhưng ngài đều từ chối, ngài còn quở trách những đệ tử khi phạm phải vào việc này. Câu chuyện kể rằng: Có một ông trưởng giả tìm được một khối trầm, cho tạc thành một bình bát và ông ta treo giải thưởng nếu ai lấy được bình bát thì ông sẽ trọng thưởng và cả gia đình theo nương nhờ làm học trò. Thế là vào một buổi sáng tinh sương, ngài Mahāmoggallāna và Ngài Pindolabhāradvāja vào thành khất thực nghe dân chúng đồn xôn xao về bình bát trầm của ông trưởng giả, nên Mahāmoggallāna bảo Tôn giả Pindolabhāradvāja hãy đi thâu bát. Ông trưởng giả và dân chúng nhìn thấy tận mắt Tôn giả Pindolabhāradvāja lấy bát, ông trong sạch và hoan hỷ cúng dường tứ sự. Từ chuyện lấy bát của Tôn giả Pindolabhāradvāja, dân chúng kính trọng và sùng ái đệ tử của đức Phật, nên họ rủ nhau đến tinh xá đông đảo để tìm. Ðức Phật hay biết chuyện này nên Ngài kêu Tôn giả Pindo vào và cấm từ nay về sau, Tôn giả và chư Tăng không được tự tiện dùng thần thông trước quần chúng.
Vì vậy, người tu hành khi đã có sức mạnh tâm linh và có thần thông rồi, thì phải lãnh trách nhiệm sử dụng nó cho đúng, chứ không phải tùy tiện, để thi thố hay thể hiện cái sĩ diện đối với người khác. Đó cũng là lý do đức Phật dạy rằng, người tu hành khi có được thần thông nhưng không nên sử dụng thần thông là vậy. Đại sư Atisha (982-1054) nói rằng:
“Tất cả phước lành có được đều do sự giáo dưỡng của bậc Đạo sư tôn kính, nên phải luôn biết ơn ngài. Quý vị không thể hàng phục người khác trừ khi quý vị có thể hàng phục chính mình. Vì vậy, hãy tự quán chiếu lại chính bản thân mình trước; quý vị không thể giúp đỡ người khác có được Thần thông (S. Abhijñāna) mà trong khi đó chính bản thân quý vị chưa đạt được thần thông đó. Cho nên, hãy tinh tấn để thành tựu viên mãn (S. Siddhi). Khi đến lúc nhắm mắt xuôi tay, người ta sẽ bỏ lại tất cả tài sản những gì có được trong cuộc đời, đừng tích chứa những tài sản phi pháp trong thế gian này.
Hưởng thụ và phóng dật không đem lại giá trị đích thực cho cuộc sống, do đó hãy làm giàu cho bản thân mình bằng cách bố thí (S & P. Dāna) của cải là sự giàu có tối thượng, nhờ đó quý vị sẽ trở nên xinh đẹp ở kiếp này và hạnh phúc ở kiếp sau, phải luôn luôn giữ gìn tịnh giới (S. Viśuddha-śīla). Thái độ bất thiện tham lam, sân hận và si mê đầy xung đột và tội lỗi có rất nhiều ở thời đại mạt pháp (S. Kali-yuga), do đó hãy tự bảo vệ chính mình bằng áo giáp nhẫn nhục, đừng chậm trễ do lười biếng gây nên, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc tinh tấn để giải thoát.
Cuộc sống con người gây nên phiền não, bởi lệ thuộc quá nhiều vào sự phóng dật xa hoa, vì vậy hãy thực hành Thiền định là diệu pháp để xóa tan màn đêm bóng tối của vô minh. Cần phải phân biệt rõ ràng giữa ý nghĩa tùy duyên với ý nghĩa tối thượng của chân lý. Này quý vị! Đừng vùi mình vào vũng lầy của luân hồi (S. Saṃsāra), mà hãy hướng về bến bờ an lạc giải thoát (S. Mokṣa), phải hiểu thấu rõ những lời dạy cao quý của bậc Đạo sư, thường xuyên quán chiếu về sinh tử như dòng sông đau khổ.” [3]
Người dùng thuốc tiên có thể sống thọ đến 10 ngàn năm, nhưng chưa thấy ai trên thực tế sống thọ đến chừng đó. Đức Phật không cho phép đệ tử chế biến hoặc dùng nó. Theo đuổi con đường này sẽ bị dính chặt vào sự chấp trước, mượn nó để nuôi dưỡng cái thân giả hợp này.
Cho nên, tất cả những điều như: “Chế thuốc thang, xem bói tướng kiết hung (tốt, xấu), xem tinh tú, thiên văn, địa lý, đoán thời tiết, phong thuỷ, kể cả tử vi sao hạn, vận mạng con người, xem coi – tìm tòi tướng suy thịnh, coi ngày giờ tuổi tác, đoán số mạng, k tham dự thế sự, lãnh sứ mạng liên lạc, chú thuật, thuốc tiên. Đều có ở trong các giới bổn, giới thứ 29 của Bồ tát giới, giới tà mạng nuôi sống: “Nếu Phật tử dùng ác tâm vì lợi dưỡng buôn bán nam sắc, nữ sắc, tự tay làm đồ ăn, tự xay, tự giã, xem tướng, bàn mộng, đoán sẽ sanh trai hay gái, bùa chú, pháp thuật, nghề nghiệp, phương pháp nuôi ó và chó săn, hòa hiệp trăm thứ thuốc độc, nghìn thứ thuốc độc, độc rắn, độc sanh kim, sanh ngân, độc sâu cổ, đều không có lòng từ bi, lòng hiếu thuận. Nếu cố làm các điều như thế, Phật tử này phạm Khinh cấu tội.” Tham khảo thêm trong điều 18 của 24 thiên oai nghi gọi là “Chí nhân gia đệ thập bát” (thứ 18, đến nhà người).
Như vậy, những điều nói ở trên, cụ thể là 17 điều, nếu xét theo phương diện Bát chánh đạo phần, đó là: chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng. 3 pháp này, được xếp vào học giới, 1 trong tam học (giới, định, tuệ) thì ở đây:
+ Chánh ngữ (S. Samyag-vāc; P. Sammā-vācā; E. Right speech): nghĩa là ngôn ngữ chân chánh, không tà ngữ, theo lời của HT Thích Trí Quang giải thích: “Tà ngữ theo tà pháp và tà ngữ theo tà nhân. Tà ngữ theo tà pháp là tà thuật như đọc chú thuật. Tà ngữ theo tà nhân là giao hảo với quyền quý, nên nói năng với họ một cách hèn hạ, thô lỗ, tục tũi; thân thiết với họ rồi ăn nói với người khác một cách cống cao ngạo mạn, mục hạ vô nhân. Kinh Vu Lan và Báo Hiếu nói: “Hỗn cha mẹ phùng mang trợn mắt/ Khinh trưởng huynh nộ nạt thê nhi/ Bà con chẳng kể ra chi/ Không tuân Sư phụ lễ nghi chẳng tường.” [4] Trong kinh Trung bộ, bài 117-Đại Kinh Bốn Mươi, đức Phật dạy:
“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà ngữ? Vọng ngữ, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói lời phù phiếm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà ngữ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Viễn ly vọng ngữ, viễn ly nói hai lưỡi, viễn ly ác khẩu, viễn ly phù phiếm ngữ; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh ngữ hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly bốn ngữ ác hành, đối với một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh ngữ thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.” [5]
+ Chánh nghiệp (S. Samyak-karmānta; P. Sammā-kammanta; E. Right Action): nghĩa là hành vi chân chánh, trái lại là tà nghiệp, gồm tiết chế cơ thể, ăn đúng thì giờ, sống bằng cách sống trong sạch, không tham dự thế sự, lãnh sứ mạng liên lạc. Kinh Trung bộ, bài 117-Đại Kinh Bốn Mươi. ĐP dạy:
“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà nghiệp? Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà nghiệp.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: Có loại chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp thuộc hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Viễn ly sát sanh, viễn ly lấy của không cho, viễn ly tà hạnh trong các dục; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh nghiệp, thuộc hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly ba thân ác hành đối với một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh nghiệp thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.” [6]
+ Chánh mạng (S. Samyag-ājīva; P. Sammā-ājīva;e. Right Livelihood ): nghĩa là phương tiện sinh sống chân chánh, trái lại là tà mạng, gồm: buôn bán đổi chác, sắm sửa đất nhà, nuôi người tôi tớ và súc vật, lo việc gieo trồng, kinh doanh vàng bạc, điều chế thuốc thang, xem bói tướng kiết hung, xem tinh tú, thiên văn, địa lý, đoán thời tiết, phong thuỷ, kể cả tử vi sao hạn, vận mạng con người, tìm tòi tướng suy thịnh, coi ngày giờ tuổi tác, đoán số mạng đều không thích hợp. Như vậy, ở đây thế nào gọi là chánh mạng? chúng ta hãy lắng nghe trong kinh Trung bộ, bài 117-Đại Kinh Bốn Mươi, đức Phật dạy:
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà mạng? Lừa đảo, nói lời mê ly, hiện tướng, gian trá, lấy lợi cầu lợi; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà mạng.
“Và thế nào là chánh mạng? Chánh mạng, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh mạng, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh mạng, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.ì
Và thế nào, này các Tỷ-kheo là chánh mạng hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử bỏ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng; như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh mạng hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly tà mạng đối với một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo. Có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh mạng thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.” [7]
Những đoạn kinh văn như vừa trích dân ở trên, nhằm ngụ ý cho chúng ta thấy sự tương đồng giữa 2 hệ tư tưởng Nikaya và A-hàm luận bàn về vấn đề học giới. Cho nên, đức Phật dạy, tất cả những việc làm này không phù hợp với 2 chữ Tỳ-kheo, hàng cư sĩ bạch y cũng không dám làm những việc đó huống chi là người xuất gia, Tỳ-kheo. Do đó, giới được trình bày là những điều kiện đảm bảo cho hành vi đạo đức, gồm hành vi ngôn ngữ-lời nói. “Lời nói không là dao mà cắt lòng đau nhói; lời nói không là khói mà khoé mắt cay cay; lời nói không là mây mà đưa ta xa mãi, sao không ngồi nghĩ lại nói với nhau nhẹ nhàng.” Phương tiện sinh sống, ngăn ngừa thân khẩu ý đi vào con đường sai lầm và tội lỗi. Mặt khác, giới còn ngăn ngừa những trường hợp thế tục hóa hàng ngũ xuất gia. Chẳng hạn như trong giới Bồ-tát, còn gọi Đạo tục thông hành giới, nghĩa là người xuất gia và tại gia cùng thọ chung, học chung, bố tát chung, trong đó đại để như giới 12- Giới buôn bán phi pháp: “Nếu Phật tử cố bán người lành, tôi trai, tớ gái, lục súc, buôn bán quan tài, ván cây, đồ đựng thây chết, còn không được tự mình buôn bán các thứ ấy, huống lại bảo người. Nếu cố tự buôn bán, hay bảo người buôn bán các thứ ấy, Phật tử này phạm khinh cấu tội.” [8]
Ðó là thể hiện tinh thần của giới bổn và biểu hiện hành tướng của người xuất gia, như đức Phật thường dạy trong kinh Trung Bộ, bài53-kinh Hữu học:“…Vị Thánh đệ tử có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pātimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học các học pháp...” [9]
2. Tiết chế trong sinh hoạt ăn uống
Đoạn: “節身時食”. Nghĩa là: tiết chế cơ thể, ăn đúng thì giờ (eating only at the proper times).
Thế nào gọi là tiết chế trong sinh hoạt ăn uống? Tuỳ theo thể tạng của mỗi người mà lượng sức trong việc ăn uống. Vấn đề này trong oai nghi của người xuất gia chỉ dạy rất rõ (xem bài 5, Theo chúng thọ thực (tùy chúng thực đệ ngũ)
Thế nào gọi là “thời thực” (時食)? ăn uống đúng thì giờ, đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời; gọi là xứng cơ, xứng thời.
Theo y học cổ truyền, sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể con người cũng tuân theo quy luật như “đồng hồ sinh học” vậy. 12 canh giờ trong một ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh lạc [10] và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng hay gọi là giờ vượng của kinh đó. Đây là quy luật “Tý Ngọ lưu chú” của kinh lạc.
+ Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng (giờ Tý) là Đởm kinh hoạt động. Và từ 1 – 3 giờ sáng (giờ Sửu) là Can kinh hoạt động. Có thể xem như Can kinh – Đởm kinh như gan mật, là cơ quan khử độc bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần nghỉ ngơi trong khoảng thời gian quý báu này, nhằm nâng cao chức năng điều tiết và phục hồi của kinh lạc sau 1 ngày làm việc.
+ Từ 3 – 5 giờ sáng (giờ Dần): phế kinh hoạt động, trong thời gian này các triệu chứng hô hấp như ho, sốt, đổ mồ hôi nhiều hơn. Mặt khác, đây cũng là thời điểm Phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành.
+ Từ 5 – 7 giờ sáng (giờ Mão): đại tràng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi đại tiện để thải chất độc.
+ Từ 7 – 9 giờ sáng (giờ Thìn): giờ thịnh Vị kinh, lúc dạ dày hoạt động tích cực nhất, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng.
+ Từ 9 – 11 giờ sáng (giờ Tỵ): khi Tỳ kinh thịnh, có thể nói lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất.
+ Từ 11 giờ sáng – 1 giờ chiều (giờ Ngọ): Tâm kinh hoạt động, là thời gian âm dương thiếu cân bằng trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh.
+ Từ 1 – 3 giờ chiều (giờ Mùi): có thể nói ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều.
+ Từ 3 – 5 giờ chiều (giờ Thân): Bàng quang kinh hoạt động mạnh, cần uống nhiều nước hơn.
+ Từ 5 giờ chiều – 7 giờ tối (giờ Dậu): Thận kinh hoạt động tích cực, do vậy thích hợp để những người bệnh ở kinh Thận – Bàng quang xoa bóp bấm huyệt vị, tập dưỡng sinh, thả lỏng cơ thể.
+ Từ 7 – 9 giờ tối (giờ Tuất): Tâm bào kinh hoạt động. Lúc này thần kinh và tim hoạt động mạnh nhất.
+ Từ 9 – 11 giờ tối (giờ Hợi): Tam tiêu kinh hoạt động. Có thể ví như đây là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để điều hòa cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Liên hệ vấn đề này, trong Trung bộ kinh, bài 53-kinh Hữu học, ĐP dạy rất rõ ràng về việc tỳ kheo phải biết tiết độ trong việc ăn uống: “Và này Mahānāma, thế nào là vị Thánh đệ tử biết tiết độ trong ăn uống? Ở đây, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử chơn chánh giác sát, thọ dụng món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân này được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấp trì Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới; và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được an ổn”. Này Mahānāma, như vậy là vị Thánh đệ tử biết tiết độ trong sự ăn uống.” [11]
Cho nên Luật dạy trong khi thọ trai, chúng ta phải luôn quán tưởng về 5 điều; Ăn trong chánh niệm, uống trong chánh niệm; cụ thể hơn, đức Phật dạy trong Thập giới sa di, giới thứ 9 đó là không ăn phi thời – cửu viết bất phi thời thực.
3. Sống đời tinh khiết thanh cao
Đoạn: “清淨自活” (conduct yourselves in purity).
Thế nào gọi là sống trong sạch thanh khiết? có nghĩa là sống chánh mạng, mạng sống chân chánh. Muốn có cuộc sống đúng nghĩa chánh mạng thì bạn phải có chánh nghiệp, mà để hoàn thành được cuộc sống chánh mạng chánh nghiệp thì bạn phải có cuộc sống chánh ngữ. Cho nên, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng là thuộc về phạm vi đạo đức, nhân cách sống, lối sống thiện của con người. Trong tam học đứng đầu là giới học, là 3 yếu tố trong bát chánh đạo (chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng).
4. Không kết giao thân mật với những hạng người cao sang quyền quý
Đoạn: “結好貴人”. Nghĩa là: giao hảo quyền quý (nor bind yourselves in friendship to powerful persons). Kết hay kiết hảo có nghĩa là kết bạn giao hảo, cắt mau ăn thề. Kết nghĩa tình huynh đệ tỷ muội; thông thương qua lại thân thiết với nhau. Quý nhân có nghĩa là người cao sang quyền quý, người có quyền lực, thế lực, quyền cao chức trọng hay chức cao trọng vọng; người quan trọng trong xã hội. Tiếng anh gọi là person of importance hay distinguished person.
Trong các truyện tích Phật giáo có kể lại rằng: Ngày xưa đức Di Lặc Bồ Tát cùng tu với đức Thích-ca Mâu-ni, nhưng đức Di Lặc vì ham vui giao du với nhà quyền qúi còn Ngài Thích-ca Mâu-ni thì thích tu khổ hạnh. Trong thời gian đức Di Lặc vui chơi tiếp cận với nhiều nhà quyền quý thì đức Thích-ca Mâu-ni tu đắc quả thành Phật và đức Di Lặc vẫn còn là Bồ-tát, và trong tương lai ngài sẽ thành Phật. Nói như vậy, chúng ta y cứ vào đâu, kinh sách nào để xác minh điều đó; Tổ Quy Sơn từng nói: “Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bàng ư kê cổ.” Có nghĩa là: nói thì phải liên hệ với kinh điển, bàn thì phải dựa vào sự kê cứu về xưa. Do đó, những thông tin này cung cấp cho chúng ta biết trong Kinh Trung A Hàm, phẩm Vương Tương Ưng, kinh Thuyết Bổn có nói:
“Đức Thế Tôn nói: Này các Tỳ Kheo, một thời gian lâu xa ở vị lai, sẽ có lúc mà nhân dân thọ đến tám vạn tuổi. Lúc con người thọ đến tám vạn tuổi thì châu Diêm Phù (cõi ta bà) này giàu có cùng tột, an lạc cùng tột, dân chúng đông đúc, thôn ấp gần nhau bằng khoảng cách của con gà bay.
Này các Tỳ Kheo, lúc con người thọ đến tám vạn tuổi thì con gái đến năm trăm tuổi mới lấy chồng.
Này các Tỳ Kheo, lúc con người thọ tám vạn tuổi thì chỉ những bệnh như thế này: Nóng, lạnh, đại tiểu tiện, tham dục, ăn uống, già và ngoài ra không có tai họa nào khác.
Đức Phật bảo các Tỳ Kheo: Một thời gian lâu dài ở thời vị lai, lúc con người thọ tám vạn tuổi sẽ có Đức Phật Hiệu là Di Lặc, Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu.” [12]
Kinh Trường A hàm, Chuyển Luân Thánh Vương Tu Hành Kinh nói: “Con người sinh ra đến 80.000 tuổi. Con gái bắt đầu kết hôn ở tuổi năm trăm. Bấy giờ con người có chín loại bệnh. Một là lạnh. hai là nóng. ba là đói. Bốn là khát nước. năm là đại tiện. Sáu là tiểu tiện. Bảy là ham muốn. Tám là thao thiết (háu ăn, ham ăn). Chín là già. Bấy giờ trái đất yên tĩnh và bằng phẳng. Không có hầm hố, gò đất, gai, và cũng không có muỗi, ruồi, rắn, côn trùng độc, gạch đá. Sỏi trở thành thủy tinh. Mọi người đang rực lửa. Ngũ cốc rẻ tiền. Sự phong phú và hạnh phúc. Lúc này trở thành một thành phố có 80.000 dân. Làng và thành phố liền kề nhau. Gà gáy từng hồi nghe. Lúc bấy giờ có 1 vị Phật ra đời, danh hiệu là Di Lặc Như Lai, chí chân, đẳng chánh giác, thập hiệu cụ túc.” [13]
Kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Bồ-tát Di Lặc sẽ thành Phật trong ba mươi kiếp, chí chân, đẳng chánh giác.” [14]
Nói về một khía cạnh khác, “giao hảo quyền quí”, nếu không tôn trọng lẫn nhau thì khó mà bền vững dài lâu. Cổ đức có câu: “Thế lợi chi giao, nan dĩ kinh viễn”. Nghĩa là: Kết giao quyền thế, lợi ích khó mà lâu bền.
Xây dựng kết giao mối quan hệ dựa trên lợi ích và sự lợi dụng lẫn nhau thì không thể làm việc được cùng nhau bền vững lâu dài. Cũng vậy, câu này tương đồng với câu ca dao: “Tửu nhục bạn hữu”. Có nghĩa là: Bạn hữu rượu thịt, hết rượu thịt thì cũng hết bạn. Hay giống như câu thơ trong bài thơ “Thói đời” của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói:
“Thế gian biến đổi vũng nên đồi,
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi,
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi.
Xưa nay đều trọng người chân thực,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi,
Ở thế mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến khó tìm lui.”
Đoạn: “親厚媟嫚”. Nghĩa là: thân thiết với họ, rồi hèn hạ, ngạo mạn (the rich friendliness while treating with contempt those lacking (in worldly wealth, power and so forth)).
HT. Tuyên Hoá (1918-1995) nói rằng: “親厚媟嫚”, thân hậu tiết mạn. Có nghĩa là, thân thiết khắng khít tình cảm với họ, rồi hèn hạ, ngạo mạn, mục hạ vô nhân, tất cả đều không được làm.
Thân hậu (親厚) có nghĩa là đối xử tử tế thân mật với họ, làm bạn với họ, chích máu ăn thề, tứ hải giai huynh đệ, thề non hẹn biển sống chết có nhau; rất gần gũi và trìu mến với những người là gái mại dâm hoặc gái mãi dâm, và gần gũi với những người kiêu ngạo này.
Tiết mạn (媟嫚). Chữ tiết (媟) ở đây được hiểu với các nghĩa: ham muốn thoả mãn các cảm xúc giác quan; hành động không đứng đắn, phi đạo đức, dâm ô-thác loạn; ham muốn cảm xúc quá mức, quá sức tưởng tượng của 1 thân tướng con người. La cà ở các nơi quán xá, quán bar, quán 4, nơi xập xình đèn xanh đèn đỏ, đèn mờ, ca hát, nhảy múa, lắc lư, bay nhảy, làm đủ thứ chuyện phi pháp, nam nữ lộn xộn, thì ở đây chúng ta không cần phải miêu tả chi tiết. Cho nên, đối với những người chân chính tu Phật, theo con đường giải thoát chánh đạo thì không nên làm những điều này.
5. Đương tự đoan tâm chánh niệm cầu độ
Đoạn: “當自端心, 正念求度”. Nghĩa là: Phải tự đoan tâm, chánh niệm cầu độ. (you should seek, with a steadfast mind, and with right mindfulness (sammā sati), for enlightenment).
Ở đây chữ “đoan” (端) được hiểu là thân phải chỉnh tề, ngay ngắn gọn gàng, đứng đắn trong mọi cử chỉ hành động việc làm. Người xuất gia hành đạo nên chú ý đến oai nghi, (xem trong 24 thiên oai nghi của người xuất gia), và tâm luôn giữ chánh niệm: đừng nghĩ loạn xạ, nên cầu độ: người xuất gia thời nay quên mất mục tiêu là đi tu là để cầu Pháp giải thoát, Pháp xuất Tam Thế.
Đoan tâm là gì? tâm ngay thẳng, không quanh co, không chối cãi, lòng trung thực, tâm ngay thẳng, tâm chánh trực.
Tâm là cách nói ngắn gọn, nói 1 cách thuận tiện nhất gọi là “tâm trí”, nhưng tâm nầy là bao gồm cảm giác, tri giác, tâm tư và nhận thức (thọ, tưởng, hành và thức).
Chánh niệm là gì? nhớ nghĩ 1 cách chân chánh. Tiếng Pāli gọi là sammā–sati, tiếng Anh gọi là right mindfulness.
Không được che dấu lỗi lầm khuyết điểm (bất đắc bao tàng hà tỳ), bởi vì nếu như che dấu thì cái chỗ yếu điểm, thấp kém của mình không được bày tỏ giải quyết. Nó vẫn mãi ở lại trong tư tưởng. Nên nhớ rằng mình tu là để giải thoát. Mình có khuynh hướng dấu cái nhược điểm hoặc lỗi lầm của mình vì mình sợ bị hại hoặc bị thua thiệt người khác. Mình cố gắng che lấp nó vì mình không đủ sức để đối diện với nó. Nếu tuân theo lời Phật dạy, không che dấu nghĩa là mình thừa nhận cái sai quấy của bản thân và từ đó sẽ có cơ hội cải thiện. Phủ nhận vấn đề thì sẽ khó có cơ hội để chỉnh đốn và giải quyết. Mỗi khi lật Từ Bi Thủy Sám Pháp ra tụng, chúng ta còn nhớ lời nhắc nhở rất sâu đậm, lòng từ bi bao dung của chư Phật, chư đại Bồ-tát đối với tất chúng sanh, con người đó là: “Che dấu tội lỗi Phật không chấp nhận, bộc bạch sám hối Bồ tát tán thưởng. Cũng vì lẽ đó, chúng ta lại biết, nguyên nhân làm cho chúng ta chìm mãi trong biển đau khổ, đích xác là vì che dấu tội lỗi.” [15]
Câu: “顯異惑眾”. Nghĩa là: tỏ ra kỳ dị để mê hoặc quần chúng. Không nên bày vẻ như mình là rất khác người, khác biệt, sống lập dị lập nhân, làm cho đại chúng chú ý, thán phục, tán dương ca ngợi.
Chữ “hiển” (顯) có nghĩa là hiển thị, tỏ vẻ ra, tiết lộ. Còn “dị” (異) nghĩa là khác, là biểu diễn của những điều kỳ lạ, sức mạnh siêu nhiên và các nghệ thuật khác nhau. Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để gây nhầm lẫn cho mọi người và làm cho điều kỳ lạ trở nên kỳ lạ hơn.
Đối với Phật giáo, ý định ban đầu của đức Phật là không cho phép các đệ tử của Ngài “tỏ ra khác biệt và làm cho mọi người bối rối.” Vào thời đức Phật còn tại thế đã có nhiều đệ tử có được thần thông, đại để như tôn giả Mục kiên liên (Moggallāna) – được xem là thần thông đệ nhất, nhưng đức Phật nghiêm cấm các đệ tử của ngài không được xuất hiện 1 cách khác lạ và gây hoang mang cho đại chúng, có thể làm cho những người không tin Phật pháp hiểu lầm rằng chú thuật biến huyễn thay đổi, không hiểu bổn hoài của đạo Phật, làm như vậy thì tăng thêm người phỉ báng, mất đi pháp thân tuệ mạng. Đức Phật dạy: “Ta không bao giờ dạy các Tỳ-kheo chỉ bày pháp của chư Thiên và các bậc Đạo sư cho Bà-la-môn, trưởng giả và cư sĩ tại gia. Ta chỉ dạy các đệ tử của Ta yên lặng tọa thiền nơi thanh vắng (nhàn xứ tĩnh mặc). Nếu có công đức, phước đức thì họ nên ẩn đi; Nếu có một sai lầm, nó sẽ được tiết lộ một cách tự nhiên.”
Có đệ tử từng hỏi đức Phật, tại sao Ngài không dùng thần thông để hoằng pháp, chẳng phải sẽ ảnh hưởng đến nhiều người hơn hay sao?
Đức Phật trả lời và giải thích rằng lý do tại sao Ngài không sử dụng tâm thông, thần túc thông để thuyết pháp. Sở dĩ thuyết pháp với giới luật trí tuệ là để khiến cho người nghe pháp có thể làm được như vậy. Nếu tu theo đạo Phật cần có thần thông, phàm phu nghe pháp sao có thể thành tựu được? vì người phàm phu hay vô văn phàm phu đâu có thần thông. Nếu người nghe pháp mà không được, thì pháp có ích lợi gì? Nó được xem như là 1 hòn đá làm cho người ta phải vấp ngã, nên “hiển dị” (顯異) lúc này là một ác pháp mà thôi.
Đạo Phật thừa nhận có thần thông, chứ không phải phủ nhận, phàm phu có ngũ thông, thánh nhân sinh ra trên đời có lục thông, chư Phật có tam minh lục thông. Tuy nhiên, những kẻ ngoại đạo bình thường đã nhận được một số cảm ứng từ các vị thần và ma quỷ giả dạng và nghĩ rằng con người đã đạt được tam minh lục thông, điều này thực sự rất ngây thơ và nguy hiểm vô cùng. Sức mạnh của ma quỷ, xuất hiện từ các dây thần kinh gắn liền với con người, và nhận được thông tin từ những lời thì thầm bên tai, thuộc phạm vi cảm ứng, nhưng không phải là thần thông như mình nghĩ đâu, mà đây là một cảm ứng kèm theo, và rất dễ bị coi là như thần thông của chính họ, bởi vì trong vô thức có cảm giác bị ma quỷ ám độn, che lấp tâm trí của họ.
Với những người tu hành muốn nâng cao sức mạnh tâm linh của mình thông qua một số từ trường tự nhiên, nếu họ vô tình tiếp xúc với ma quỷ và các linh hồn, thì có thể gây ra các vấn đề chẳng hạn như bị ám ảnh bởi các linh hồn ma quỷ hay hiện tượng ngũ ấm ma xuất hiện cứ ẩn hiện trong đầu của họ, và cuối cùng phải vào hospital bịnh viện tâm thần trung ương 2 mà thôi, vì ảo giác thính giác, ảo giác thị giác và các vấn đề khác.
Thần thông không thể trái với luật nhân quả, không thể thay đổi sự việc đã được thực hiện. Những người thích thể hiện thần thông của mình không giúp ích gì cho đại cục của thời buổi khó khăn, không giúp ích gì cho xã hội hỗn loạn, bất lực trước những lòng dân đang đau khổ, ê chề. Ngược lại, một người mà yêu thích thần thông bao nhiêu thì người đó càng xa rời cuộc sống thực tế bấy nhiêu.
Chư vị Tổ sư các đời trước dùng thần thông để hoằng dương Phật giáo không nhiều, thậm chí còn rất ít nữa thì khác, và nếu các ngài sử dụng thần thông, rất có thể là sẽ rời bỏ địa phương, hoặc từ bỏ xả báo thân này để tái sinh ở một cảnh giới khác. Nếu lúc nào cũng thể hiện thần thông, không tự kiềm chế thì tất yếu phải mang cái họa gọi là sát thân mà thôi, nhận chịu cái chết oan uổng, cái chết oan nghiệt, cái chết bất đắc kỳ tử; nếu xả bỏ thân mạng không đúng lúc, đúng thời, đây là hành động trái lại với nhân quả và ngược lại quy luật tự nhiên.
Như chúng ta đã biết, đất nước Tây Tạng nằm trên cao nguyên, giữa những ngọn núi cao, có rất nhiều người tiềm tu mật pháp, khổ tu thiền định, tinh luyện thần thông, có người có thể hô mưa gọi gió, đi mây về gió, gieo đậu thành binh, và giết người cách xa hàng ngàn dặm bằng kiếm bay; Tuy nhiên, trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, đã gặp phải những pháp nạn, đó là khi các vị Tạng vương không có thiện cảm – chống phá Phật giáo, thì xin thưa lúc này thần thông cũng trở nên vô hiệu hóa, chẳng có tác dụng gì nữa cả.
Người ta cũng nói rằng, đảo Đài Loan hiện nay có khá nhiều sinh vật siêu nhiên đã đạt được cái gọi là “Tam minh lục thông”, nhưng hầu như hàng năm trên đảo Đài Loan đều có bão, động đất, lũ lụt và những bọn trộm cướp, gây rối trật tự công cộng. Thế thì tại sao những người có thần thông đi đâu hết cả rồi, lại trở nên bất tài, thờ ơ, lạnh nhạt như thế?
Mặt khác, con người ngày nay, phần lớn là học Phật và lễ Phật với mục đích là cầu phước báo, tiêu tai giải nạn, mà quên đi mục đích ban đầu của đạo Phật là đoạn trừ phiền não, giải thoát sinh tử, gọi là liễu sanh thoát tử. Nghiệp chướng là bất khả tư nghì (không thể nghĩ bàn), cộng nghiệp và biệt nghiệp đời nầy chúng ta vẫn phải gánh chịu, cho nên mình tu là trả nghiệp; điều chúng ta có thể làm là “tránh làm điều ác, làm các điều lành, giữ tâm thanh tịnh”. Mê tín dị đoan vào ma quỷ chỉ làm tăng thêm bao điều rắc rối, não loạn tâm trí, thất thoát tài sản, tốn thời gian và sức lực. Chúng ta phải có chánh kiến, vận dụng trí tuệ chánh tín Phật pháp chuyên tâm nỗ lực tu tập Tam vô lậu học, phát triển trí tuệ tăng trưởng phước đức nhân duyên, trao dồi lòng từ bi yêu thương đến muôn loài. Có được như vậy, chúng ta mới thực sự giải thoát chính đời mình ra khỏi lưới nghiệp đau khổ bởi phiền não vô minh.
Cho nên, nếu có thần thông thì quý vị nên che dấu chớ đừng có cho lộ ra bên ngoài. Vì lộ ra dáng vẻ bên ngoài sẽ làm cho người khác chú ý hoặc sanh lòng ganh tỵ. Còn lộ ra thì chứng tỏ rằng công phu của mình còn yếu. Thánh tăng đâu cần cúng dường, cho nên đâu cần lộ dáng.
6. Hoan hỷ với tứ sự cúng dường
Đoạn: “於四供養知量知足”. Nghĩa là: đối với bốn sự hiến cúng thì phải biết tự lượng và biết vừa đủ (As to the four offerings, be content with them, knowing what is sufficient.
Tứ sự cúng dường là gì? Đó là: y phục (quần áo), ẩm thực (thức ăn), tọa cụ (đồ ngồi) và y dược (thuốc men). Đây là các phẩm vật cúng dường Tam Bảo để trợ duyên chư Tăng Ni tu hành. Người tu hành nên cân nhắc, chỉ nhận vừa đủ mà thôi, thiếu chút cũng không sao, còn thiếu 1 tí thì càng tốt. Nên tập sống tri túc, tức là biết đủ: đây là bí quyết của hạnh phúc, biết vừa đủ thì sẽ mãn nguyện. Vì cúng dường không biết bao nhiêu gọi là đủ cả. Hạnh phúc ở tại tâm chứ không phải ở tại thân.
Chúng ta phải biết rằng, giữa đêm đông giá rét buốt lạnh, mình muốn mang 1 đôi vớ cho ấm đôi chân, nhưng mình thử nghĩ, có người không có đôi chân thì sao? Đây là triết lý sống, chúng ta hãy tự chiêm nghiệm suy nghĩ.
Câu: “趣得供事, 不應蓄積”. Nghĩa là: hễ được hiến cúng thì không nên tích trữ (receive them when offered but do not hoard them).
Đối với người tu hành, phải biết vừa đủ khi nhận cúng dường, vì tồn trữ cất giữ sẽ sanh lòng tham. Tích trữ thì sinh lòng sợ hư, sợ bị ăn cắp, làm người khác dễ sinh lòng ganh tị. Hơn nữa, chúng ta biết tu hành là một chuyến lưu hành: vác càng nặng thì càng khó đi xa.
IV. Kết luận
Tất cả những điều giới ở trên là Chánh Pháp. Người tu phải giữ giới, vì đây là căn bản của pháp môn Đại thừa. Cho nên, qua bài học nầy, người học Phật cần phải nắm vững các vấn đề sau đây:
1. Nghiền ngẫm, xem xét 17 điều nêu trên, trong việc trì tịnh giới (giữ tịnh giới).
2. Tự đoan tâm: nghĩa là đoan chánh không nhìn đến lỗi lầm của người khác. Mình chỉ nhìn vào lỗi của mình chứ không chấp lỗi của người khác, đó chính là đoan tâm. Cho nên, chúng ta phải siêng năng quét dọn sương trên nóc nhà của mình, chứ đừng suốt ngày quan tâm đến sương trên nóc nhà người khác. Do đó Cổ nhân có câu: “Các nhân tự tảo môn tiền tuyết/ Mạc vấn tha nhân ốc thượng sương.” Có nghĩa là: Mỗi người quét tuyết trước nhà/ Nhà người sương đọng hỏi ra ích gì? Trong giới luật, Thiên oai nghi gọi là: “bất đắc quản nhân gia vụ”. Vì vậy, có thơ rằng: “Tu thì sửa lỗi của mình/ Lỗi người người sửa, ta thời sửa chi/ Tu thì sửa lỗi ta đi/ Lỗi ta không sửa, sửa chi lỗi người”. Có lần đức Phật đi ngang qua một gánh xiếc, thấy hai cha con người nọ đang biểu diễn thăng bằng trên một sợi dây. Ngài hỏi hai cha con làm sao giữ được thăng bằng cho cả hai khi cùng biểu diễn. Người cha trả lời:“Tôi lo giữ thăng bằng cho đứa con khi chúng tôi cùng biểu diễn”. Cậu con trai lại nói: “Lúc đó con chỉ lo giữ thăng bằng cho con mà thôi”. Đức Phật khen ngợi người con trai đã trả lời đúng sự thật. Vì nếu chúng ta cứ lo giữ thăng bằng cho người khác thì chính ta sẽ mất thăng bằng. Nhưng mỗi người tự lo giữ thăng bằng cho mình thật tốt, chính là đang gián tiếp giữ thăng bằng cho người khác khi cùng biểu diễn.
Đức Khổng Tử cũng dạy: “ tu thân chánh tâm” làm căn bản trước khi muốn tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nhiều người nghe nói Bồ-tát vị tha thì nghĩ rằng cứ đi lo việc cho thiên hạ tức là trở thành Bồ-tát. Nhưng thiện chí mà ngu dốt thì chẳng khác nào phá hoại nên càng vị tha càng làm cho người khác nô lệ vào tha lực, lúc bấy giờ người ta chỉ biết cầu xin hơn là “tự mình thắp đuốc lên mà đi” như lời Phật đã dạy. Thì ra, muốn trở thành Bồ-tát độ tha thì phải biết tự độ mình trước đã.
3. Chánh niệm là trái nghĩa của tà niệm. Chánh niệm là bốn pháp môn đem đến sự giải thoát: a) Tâm tu để cầu độ chúng sanh, b) Tâm niệm Phật, c) Không bao giờ quên tứ niệm xứ và d) Vô ngã.
a) Tâm của người tu hành là để độ chúng sanh, chứ không phải để làm giàu, tư lợi cho cá nhân về mình.
b) Tâm niệm Phật là sự không ngừng niệm Phật đến mức độ chỉ còn lại mỗi một ý tưởng là nghĩ về Phật.
c) Quán về Tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm và pháp)
d) Vô ngã. Vô ngã nghĩa là không trường tồn. Bất cứ thứ gì không có Phật tánh thì sẽ không tổn tại. Có sanh thì phải có diệt. Cho nên tất cả các pháp đều sẽ không tồn tại vĩnh cửu. Tất cả đều là giả, do duyên hợp lại mà thành, gọi là giả chúng duyên nhi cộng thành.
4. Che dấu lỗi lầm: dấu diếm lỗi lầm thì chỉ tích tập những cấu uế của tâm mà thôi. Chế ngự tâm thì phải cần tập luyện thiền để đắc thiền định. Thiền được định nghĩa là tâm bất loạn. Hễ mà tâm không loạn động tức là thiền. Muốn cứu cánh chế ngự tâm thì phải đạt đến định lực thứ chín gọi là Vô Sanh Pháp Nhẫn. Vô Sanh tức chơn lý không sanh không diệt; Nhẫn, có nghĩa là tin chịu giữ gìn. Nói một cách khác, người có trình độ cao, tu hành đạt pháp nhẫn mới được gọi là A-la-hán… Người có nhẫn xem sự nhục mạ, chế giễu như uống nước ngọt cam lộ. Các vị Tiên trong sáu tầng trời của Dục Giới dùng nước cam lồ uống và đê trường sinh. Ví dụ như tầng trời thứ hai gọi là Đâu Suất, nơi cư ngụ của Đế Thích, và tầng trời thứ sáu là của Ma Vương. họ đều dùng nước cam lộ trong cuộc sống, vì loại nước này làm cho họ không khát và không đói.
Nếu như nhất tâm bất loạn, niệm Phật được mười lần trong lúc chết, thì sẽ tự động được vãng sanh. Trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh nói: “Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A-di–đà Phật Cực Lạc quốc độ”. Nghĩa là: Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Người có trình độ cao sẽ chế ngự được tâm. Trong lúc quan trọng liên quan đến sanh tử – sống chết mà vẫn có thể giữ đc tâm bất loạn.
Vậy ở đây trình độ là gì? Nghĩa là mức độ, khả năng hiểu biết cao hay thấp, sâu hay nông về người, sự việc, sự vật. Cho nên, Thiền định thứ chín tức là Phép thiền thanh tịnh, là phép thiền thành tựu hết thảy các công đức, chứng được đạo Vô thượng, nó khác nhất tâm bất loạn của Tịnh Độ tông. Khi luyện tập nên cố gắng đạt đến thiền định thứ chín. Khi đó thì mình có khả năng điều khiển được tâm – bảo sao thì nghe vậy, ra lệnh cho nó ngừng thì nó phải ngừng không được suy nghĩ. Lúc đó bắt đầu có tự chủ chân thật.
5. Hiển dị hoặc chúng: làm bộ làm tịch để gây cảm kích với đại chúng, làm họ nghĩ rằng mình là nhân vật quan trọng rất đặc biệt. Đức Phật gọi những hành động đó là “tà mạng”: dùng tà pháp mà nuôi sinh mạng, chăm sóc bảo dưỡng tấm thân ngũ uẩn phù vân này.
6. Phải biết tự lượng và biết vừa đủ đv pháp cúng dường: ngay cả lúc nhận cúng dường, phải biết vừa đủ thì ngừng, khéo tiết kiệm dành dụm phước đức mà tu.
7. Không nên tích chứa đồ cúng dường: đã tu hành mà ham thích đồ cúng dường để làm gì? Nhận nhiều thì phải cất giữ, lo lắng sợ mất. Còn có nhiều của thì còn nhiều phiền não. Tu hành là giản dị hóa, là gột bỏ, là khước từ. Đạo là “bần đạo”: càng nghèo càng dễ tu.
Tham khảo & chú thích
[1]. H.T Thích Trí Tịnh (dịch), Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới, Nxb Tôn giáo, 2006, tr. 42.
[2]. HT. Thích Tuệ Sỹ (dịch và chú), Kinh Trường A-Hàm (24-Kinh Kiên Cố), Nxb Phương Đông, 2021, các tr. 683-684.
[3]. Xem http://chuamaisonvinhan.org/nhung-loi-giao-huan-cua-dai-su-atisha/
[4]. HT. Thích Huệ Đăng (dịch), Kinh Vu Lan Và Báo Hiếu, Nxb Tôn giáo, 2008, tr. 34.
[5]. HT. Thích Minh Châu (dịch), Trung Bộ Kinh (tập 3), 117-Đại Kinh Bốn Mươi, Nxb Tôn giáo, 2001, các tr. 241-242.
[6]. Sđd, các tr. 242-243.
[7]. Sđd, các tr. 243-244.
[8]. H.T Thích Trí Tịnh (dịch), Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới, Nxb Tôn giáo, 2006, tr. 30.
[9]. HT. Thích Minh Châu (dịch), Trung Bộ Kinh (tập 2), 53-Kinh Hữu Học, Nxb Tôn giáo, 2011, tr. 42.
[10]. Kinh lạc được hiểu là đường vận hành của khí huyết toàn thân, hay còn có thể gọi là con đường truyền dẫn dinh dưỡng đi đến các cơ quan trong cơ thể.
[11]. HT. Thích Minh Châu (dịch), Trung Bộ Kinh (tập 2), 53-Kinh Hữu Học, Nxb Tôn giáo, 2011, các tr. 42-43.
[12]. 《中阿含經·王相應品·說本經》:世尊告曰。諸比丘。未來久遠當有人民壽八萬歲。人壽八萬歲時。此閻浮洲極大富樂。多有人民。村邑相近。如雞一飛。諸比丘。人壽八萬歲時。女年五百乃當出嫁。諸比丘。人壽八萬歲時。唯有如是病。謂寒.熱.大小便.欲.飲食.老。更無餘患。… 佛告諸比丘。未來久遠人壽八萬歲時。當有佛。名彌勒如來.無所著.等正覺.明行成為.善逝.世間解.無上士.道法御.天人師。號佛.眾祐。
[13]. 《長阿含經·轉輪聖王修行經》:八萬歲時人。女年五百歲始出行嫁。時。人當有九種病。一者寒。二者熱。三者飢。四者渴。五者大便。六者小便。七者欲。八者饕餮。九者老。時。此大地坦然平整。無有溝坑.丘墟.荊棘。亦無蚊.虻.蛇.蚖.毒蟲。瓦石.沙礫變成琉璃。人民熾盛。五穀平賤。豐樂無極。是時。當起八萬大城。村城隣比。雞鳴相聞。當於爾時。有佛出世。名為彌勒如來.至真.等正覺。十號具足。
[14]. 《增一阿含經》:彌勒菩薩經三十劫應當作佛.至真.等正覺。
[15]. HT Thích Trí Quang (dịch), Từ Bi Kinh Thủy Sám Pháp, Nxb Tp.HCM, 2000, tr. 52.