Xá Lợi Đức Phật Được Tôn Trí Tại Viện Bảo Tàng New Delhi – Ấn Độ

Viện bảo tàng New Delhi được trưng bày 200.000 hiện vật Ấn-độ và ngoại quốc, hơn 5.000 năm di sản văn hoá Ấn-độ. Các bộ sưu tập trong viện bảo tàng gồm Phật Giáo, Ấn-độ giáo và Kỳ-na-giáo rất đa dạng và phong phú gồm các cổ vật được khai quật trên toàn nước Ấn-độ, cũng như các đồ vật tạo tác bởi các nghệ nhân.

Đối với cộng đồng thế giới chiêm bái Phật Tích thì khu vực quan trọng nhất của Viện bảo tàng New Delhi là phòng trưng bày xá lợi thật của đức Phật được khai quật tại làng Piprahwa, huyện Sidharth Nagar, tiểu bang Uttar Pradesh. Xá lợi của đức Phật không chỉ xem là quốc bảo mà còn là một bảo vật quý giá của nhân loại, được các phái đoàn quốc tế đến chiêm bái, thiền hành, niệm Phật hoặc tĩnh tâm.

Vào năm 1898 nhà khảo cổ học người Anh William Claxton Peppe (1852-1937) đã phát hiện ra xá lợi của đức Phật ở Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu). Năm 1997, cộng đồng Phật giáo Thái lan và các nghệ nhân Thái lan đã làm một tháp mạ vàng, trên đỉnh có 109 gam vàng để bày tỏ lòng tôn kính và thờ phượng xá lợi thật của đức Phật.

Năm 2017, nhân duyên lành chúng tôi du học tại đất Phật và đã chiêm bái xá lợi của đức Phật tại viện bảo tàng New Delhi, Ấn-độ nầy.

Tháp Xá Lợi bên trong có chứa Xá Lợi xương đầu của đức Phật Thích Ca được trưng bày tại viện Bảo Tàng New Delhi, Ấn-độ

Hình Phật Tích